Ninh Bình chủ động ứng phó với bão số 2

Rate this post

(TN&MT) – Ngày 10/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình ban hành Công văn số 02 / CĐ-BCH gửi các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố chủ động ứng phó với bão số 2.

Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình, hồi 13 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 220km về phía Đông, cách Quảng Ninh khoảng 250km về phía Đông Nam, cách Nam Định 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km / h), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, tốc độ mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 1 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km / h), giật cấp 10.

bao-so-2.gif
Vị trí và đường đi của bão số 2 Hoa Mộc Lan. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Để chủ động ứng phó với bão số 2, hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố cần tập trung rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão, lũ, sạt lở đất, nhất là sơ tán dân vùng nguy hiểm; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó

Sẵn sàng triển khai các phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ, đập, trọng điểm, sạt lở mới sửa chữa và các công trình công cộng, khu công nghiệp, kho tàng; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị để sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố.

Đồng thời, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê, hồ, đập, vùng trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập úng, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân khi có tình huống; khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố thi công ngay từ ban đầu.

Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi kiểm tra, rà soát, lập phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du, nhất là các hồ thủy lợi đầu mối xả lũ; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành, điều tiết công trình, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, đảm bảo an toàn các tuyến phà ngang dọc và đình chỉ hoạt động các tuyến phà nếu có lũ từ báo động 1 trở lên hoặc có bão với sức gió từ cấp 6 trở lên. Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngập úng, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục giao thông được thông suốt.

Công văn nêu rõ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai huyện Kim Sơn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình nghiêm cấm tàu ​​thuyền ra khơi, giữ thông tin liên lạc với các chủ phương tiện; triệt để kêu gọi tàu, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển vào nơi tránh bão an toàn trước 7h ngày 10/8/2022; kiểm tra, hướng dẫn các tàu neo đậu tại bến đảm bảo an toàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ để kịp thời xử lý các tình huống.

Căn cứ vào tình hình thực tế, tổ chức di dân theo phương án đã được phê duyệt để đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng ngoài đê Bình Minh III.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho nuôi trồng thủy sản; an toàn đê điều, hồ chứa, đập, nhất là các công trình xung yếu đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chuẩn bị các phương án chống úng, tiêu úng đảm bảo an toàn cho lúa mùa; Kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hồ chứa thủy lợi;

Chủ đầu tư các công trình liên quan đến đê điều, hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai chưa hoàn thành sẵn sàng triển khai các phương án bảo vệ an toàn công trình, người, máy móc, thiết bị tại công trường. .

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các đơn vị về diễn biến của bão để chủ động ứng phó.

Written by 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *