Ninh Thuận đang xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành vùng động lực, tăng trưởng xanh, vùng kinh tế ven biển của cả nước.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Ninh Thuận phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh giai đoạn 2021-2025 tăng 18-19% / năm.
Song song đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng.
Tỉnh cũng phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 130 triệu đồng; tỷ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025 chiếm khoảng 28-29% GRDP của tỉnh; đến năm 2025 tạo việc làm cho khoảng 77.000 người.
Trong đó, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch bao gồm, nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24-25%; công nghiệp – xây dựng chiếm 57-58%; Khu vực du lịch và dịch vụ đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 18-19%.
Cụ thể, đối với lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời đang triển khai, cảng tổng hợp Cà Ná (hướng tới trở thành cảng có chức năng trung chuyển quốc tế trong tương lai).
Ninh Thuận sẽ thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VIII. Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung hình thành tổ hợp trung tâm điện LNG, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến muối, các sản phẩm sau muối, sản xuất xút-clo và PVC, chế biến thủy sản.
Ninh Thuận cũng tập trung xúc tiến đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phước Nam để phát triển công nghiệp lắp ráp điện tử, tin học, công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí; sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy 100% vào năm 2030; phát triển Khu công nghiệp Cà Ná,…
Đối với phát triển ngành thương mại – dịch vụ – du lịch, Ninh Thuận sẽ tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh của vùng, tạo ra giá trị gia tăng cao, trọng tâm là logistics và dịch vụ. cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá và các dịch vụ phụ trợ khác.
Tại khu vực này sẽ hình thành và phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ hỗn hợp; phát triển siêu thị; phát triển tổng kho xăng dầu tại khu vực cảng tổng hợp Cà Ná với quy mô 100.000 m3; Kho phân phối LNG cho các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ.
Tỉnh sẽ phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, gắn với việc hình thành các đô thị ven biển; hình thành các khu du lịch cao cấp, độc đáo, có chất lượng dịch vụ tốt, sức cạnh tranh cao; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các loại hình du lịch hiện đại, chuyên nghiệp.
Về phát triển đô thị, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh sẽ hình thành khu đô thị mới Đầm Cà Ná, khu đô thị Đông – Tây Quốc lộ 1A, khu đô thị mới Phước Diêm và các khu đô thị trung tâm. Phước Nam, Sơn Hải, Cà Ná theo hướng hiện đại, với tam giác phát triển là Phước Nam – Cà Ná – Sơn Hải.
Trong đó ưu tiên phát triển đô thị Cà Ná, tạo động lực phát triển theo định hướng phát triển đô thị vùng trọng điểm phía Nam.
Đồng thời, xây dựng thành phố thông minh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực quản lý đô thị, trật tự an toàn xã hội, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế.
Nhiều dự án khu đô thị, khu du lịch được ưu tiên đầu tư
Theo đồ án mới được phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư vùng trọng điểm phía Nam của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là từ 70 – 80 nghìn tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2021-2025 là 40-45 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 là 30-35 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, vốn ngân sách nhà nước khoảng 5.126 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng nguồn vốn và vốn huy động từ các thành phần kinh tế, xã hội là 74.574 tỷ đồng, chiếm 93,6% tổng nguồn vốn.
Đề án phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã thể hiện định hướng phát triển không gian của 4 tiểu vùng.
Đầu tiên là tiểu vùng công nghiệp – năng lượng – cảng biển nằm trên địa bàn các xã Phước Nam, Phước Minh, Cà Ná và Phước Diêm.
Tiểu vùng này sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; năng lượng (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG); cảng biển tổng hợp gắn với trung tâm logistics; cảng biển nước sâu gắn với kinh tế hàng hải; trung tâm nghề cá của vùng tại Cà Ná.
Thứ hai là tiểu vùng Du lịch – Dịch vụ phụ trợ nằm trên địa bàn xã Phước Dinh, Phước Diêm, Cà Ná. Khu vực này sẽ tập trung phát triển du lịch biển, dịch vụ cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá, vận tải biển.
Thứ ba là tiểu vùng Nông nghiệp Công nghệ cao tập trung phát triển vùng sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao An Hải và vùng sản xuất tôm bố mẹ ứng dụng công nghệ cao Sơn Hải.
Cuối cùng là tiểu vùng bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phước Dinh, Phước Diêm, Nhị Hà, Phước Minh và một phần xã Cà Ná. Đây là khu vực được chú trọng phát triển rừng, nâng cao giá trị bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong khi đó, thuyết minh đề án phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh đã chỉ ra các dự án ưu tiên, trọng điểm ở khu vực phía Nam.
Trong đó, có nhiều dự án thuộc lĩnh vực đô thị, khu du lịch như, dự án Khu du lịch Mũi Dinh EcoPark quy mô 358 ha đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; Dự án khu du lịch hồ Ba Bể hiện đang được triển khai.
Ngoài ra còn có nhiều dự án đã được chấp thuận địa điểm như khu nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận với diện tích 87 ha và khu nghỉ dưỡng cao cấp Mũi Dinh – Cà Ná dọc tuyến đường ven biển phía Nam. 78 ha.
Đặc biệt, tại khu vực này đã có nhiều dự án kêu gọi đầu tư như, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng khách sạn Paradise Mũi Dinh; Dự án khu du lịch bãi đá Trứng, xã Phước Dinh; Khu đô thị mới Cà Ná (Nam đường ven biển); Khu đô thị mới phía Tây Quốc lộ 1A; Khu đô thị mới phía Đông Quốc lộ 1A; Khu dân cư Sơn Hải; Khu dân cư Phước Nam.