Các lực lượng chức năng đã nhanh chóng khắc phục hậu quả. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đại diện các ngành, địa phương trong tỉnh kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số biển.
Kiểm tra điểm sạt lở tại khối 7, phường An Sơn, TP Tam Kỳ, ông Lê Trí Thanh yêu cầu địa phương có biện pháp cảnh báo vị trí sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân, tiếp tục chỉ huy lực lượng. giúp người dân khắc phục thiệt hại do bão. Ông Lê Trí Thanh giao TP Tam Kỳ lập phương án kè, khắc phục lâu dài, đảm bảo việc đi lại, sinh hoạt của khoảng 60 hộ dân khu vực này.
Trường THCS Nguyễn Hiền, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình và trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã DuyVĩnh, huyện Duy Xuyên là hai trường bị tốc toàn bộ phòng học. Các lực lượng chức năng đang tập trung thu dọn cây cối, tường mái bị sập, bàn ghế học sinh … Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chỉ đạo chính quyền 2 địa phương trên có phương án bố trí phù hợp, chỉ tổ chức dạy học kiên cố, đảm bảo. phòng. Tại các trường khác, việc dạy và học chỉ được tiếp tục nếu phòng học đảm bảo an toàn, không xuống cấp gây nguy hiểm cho học sinh và giáo viên.
Tại các điểm kiểm tra, ông Lê Trí Thanh yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 4, sớm ổn định đời sống nhân dân; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao, thường xuyên báo cáo tình hình về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tiếp tục theo dõi, chỉ đạo kịp thời. Đoàn kiểm tra cũng đã dành thời gian thăm hỏi, động viên và hỗ trợ một số gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão số.
Theo thông tin từ UBND TP Tam Kỳ, bão số 4 đã làm sập 4 nhà, 95 nhà tốc mái hoàn toàn, hơn 1.300 nhà tốc mái một phần. Nhiều trường học, nhà để xe, công trình công cộng bị hư hỏng, hàng trăm cây xanh đô thị và hơn 150 cột điện bị đổ. Địa phương đang khẩn trương khôi phục lưới điện, viễn thông và giúp dân sửa chữa nhà cửa, trường học bị hư hỏng …
* Bão số 4 cùng với mưa lớn ở thượng nguồn khiến nước trên sông Hoài dâng cao gây ngập lụt phố cổ Hội An. Các tuyến đường chính của Hội An ở vùng trũng thấp như Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng bị ngập sâu khoảng 50cm. Nhiều cây đổ ngập trong nước gây khó khăn cho việc vệ sinh đường phố, nhà cửa.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, ngày 28/9, Hội An đã tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả sau bão. Do thành phố làm tốt công tác di dời dân đến nơi an toàn, tổ chức chu đáo việc hỗ trợ nhà cửa, cắt tỉa cây cối trước khi bão đổ bộ nên thiệt hại lần này rất ít so với các đợt bão trước.
Bão số 4 không gây thiệt hại cho các nhà cổ, di tích của Hội An. Tuy nhiên, qua rà soát, toàn thành phố có hơn 40 ngôi nhà cổ có nguy cơ sập đổ; di dời những người sống trong 11 ngôi nhà có nguy cơ cao. Cùng với việc chăm lo, ổn định đời sống nhân dân sau bão, thành phố cũng chỉ đạo các địa phương nỗ lực hỗ trợ người dân di dời khỏi nhà ở vùng trũng thấp; tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ nhà cổ, công trình xây dựng.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, đợt lũ này có thể diễn ra trong thời gian ngắn, ngày 29/9 nước trên sông Hoài có thể rút. Tuy nhiên, tại các khu vực ngập sâu, việc thu dọn cây đổ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm, khi bão số 4 đổ bộ, toàn thành phố có 5.000 khách lưu trú tại các khách sạn, 400 khách ở những nơi có nguy cơ đã được thành phố di dời đến nơi an toàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!