Luật sư Nguyễn Thị Thủy, Công ty Luật YouMe trả lời:
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018 / NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi hoạt động phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Điều 12 Nghị định 15/2018 / NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định như sau:
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ, lẻ;
d) Kinh doanh bán lẻ thực phẩm;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu dùng để đóng gói, bảo quản thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương.
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện các yêu cầu tương ứng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Như vậy, không phải cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào cũng cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định trên.
Tư vấn pháp lý
Vui lòng gọi hotline để được tư vấn luật: 0979310518; 0961360559 để được trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:
[email protected] để được trả lời.
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật YouMe