Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển kinh tế biển; nhưng cũng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau nhiều tháng bàn bạc, lên kế hoạch, ngày 1-6-2019, Ban Biên tập Báo Người Lao Động chính thức phát động và triển khai Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” tỉnh Bạc Liêu. – Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.
Mục đích và ý nghĩa của chương trình đã được Ban biên tập xác định ngay từ đầu: Sự hiện diện của ngư dân trên các vùng biển Việt Nam không chỉ đơn thuần là hành trình đánh bắt. Hình ảnh từng tàu cá của ngư dân với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc. Việc trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân là cách góp phần hỗ trợ ngư dân vươn khơi, làm chủ biển.
Từ ngày phát động 1-6-2019 đến 8-9-2022, những người thực hiện chương trình của Báo Người Lao Động đã đi qua 28/28 tỉnh, thành phố ven biển (vì ngư dân); 20/25 tỉnh có biên giới trên đất liền (đối với bộ đội biên phòng và đồng bào sinh sống dọc biên giới) và 12 tỉnh, thành phố không có biên giới thực hiện chương trình “Lá cờ đầu Tổ quốc”.
Mỗi chuyến đi đều để lại nhiều kỷ niệm khó quên, những khoảnh khắc đáng nhớ; trong đó chứa đựng những vất vả, những giây phút căng thẳng, những vết thương trên cơ thể và cả những giọt nước mắt hạnh phúc …
Đó là chuyến đi từ TP.HCM đến TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bằng ô tô để trao 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân, trong khuôn khổ Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung diễn ra vào ngày 20 tháng 8 năm 2019. Với 1.600 km di chuyển ra vào. trong 4 ngày; Tối mệt quá, nghỉ dọc đường đi. Có thể nói, đối với các thành viên trong đoàn, chuyến đi là một hành trình khó quên.
Đó là hành trình TP.HCM – Bạc Liêu – Cà Mau – TP.HCM bằng xe của cơ quan. Chuyến đi này tuy ngắn hơn nhưng độ “cực đã” không hề kém cạnh. Sau khi trao tặng 5.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Bạc Liêu, chương trình kết thúc. Đoàn ngay lập tức di chuyển vào Cà Mau để chuẩn bị cho lễ thượng cờ và chào cờ tại Mũi Cà Mau – điểm cực Nam của Tổ quốc, ngay ngày hôm sau.
Chiến sĩ Ngô Xuân Phong làm nhiệm vụ canh gác tại đảo Tốc Tan Á (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) Ảnh: NGỌC LÝ
Sau khi hoàn thành công việc, cả đoàn lên xe di chuyển 400 km về lại TP.HCM, kịp chuẩn bị cho hành trình tiếp theo cùng ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
“Xuống biển” rồi “lên rừng”. Mệt mỏi mà không được nghỉ ngơi. Không ai có thể quên hành trình về với Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vào ngày 16/10/2019.
Cả nhóm tập trung tại thị trấn Đồng Văn từ đêm hôm trước. 5h sáng, đoàn xuất phát theo lịch hẹn với lãnh đạo đồn biên phòng Lũng Cú. Nhìn qua cửa xe, tầm nhìn bị cắt ngang bởi sương mù dày đặc, ai cũng không nói với ai câu nào mà thầm mong đến nơi, sương mù sẽ tan, gió ít thổi để buổi lễ chào cờ diễn ra suôn sẻ.
“Hành trang” là hàng trăm lá cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ và đặc biệt là lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, được gói cẩn thận trong những thùng giấy – khá nặng – làm sao để có thể mang lên đầu?
Vậy mà tất cả “hành trang” đều được các thành viên trong đoàn mang trên vai – không phân biệt nam hay nữ – chinh phục Cột cờ Quốc gia Lũng Cú với 839 bậc thang sau 30 phút.
Mặt trời vẫn bị mây che khuất, cái lạnh trứ danh ở điểm cực Bắc của Tổ quốc vẫn đeo bám da thịt, vậy mà các thành viên trong đoàn đều toát mồ hôi hột. Và mọi mệt mỏi dường như tan biến khi ngay trên đỉnh núi, hơn 50 đồng bào các dân tộc xã Lũng Cú và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú đã có mặt đông đủ để dự lễ chào cờ. ; trong đó có nhiều cụ già trên 70 tuổi. Họ háo hức chờ đợi, chờ đợi giây phút được đứng nghiêm trang dưới chân cột cờ và nhìn lên lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 phấp phới trong gió, rồi cùng nhau hát vang Quốc ca.
“Thật tự hào, thật thiêng liêng!” – Đại tá Phạm Ngọc Thủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lũng Cú đã có bài phát biểu xúc động tại lễ chào cờ khiến chúng tôi nhớ mãi.
Hơn 3 năm 3 tháng – một chặng đường nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng đầy xúc động và tự hào. Mục tiêu ban đầu là tặng 1 triệu lá cờ Tổ quốc cho ngư dân 28 tỉnh, thành phố ven biển trong khoảng 5 năm. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai, chương trình đã về đích.
Trên hành trình không mệt mỏi này, những người thực hiện chương trình luôn thầm cảm ơn họ – những ngư dân, những người dân sống dọc biên giới, những chiến sĩ đang công tác ở các đồn biên phòng, nơi hải đảo xa xôi … Họ chính là bệ phóng, là nguồn cảm hứng để những người thực hiện chương trình có thêm động lực để bước tiếp, thể hiện trách nhiệm của người làm báo trong cuộc đấu tranh, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.