Ban công là không gian mở của ngôi nhà, với sự sáng tạo và sở thích của mình, bạn có thể biến khu vực này thành phòng khách, nơi đọc sách thư giãn của cả gia đình hay một khu vườn nhỏ xanh mát, … tô điểm cho không gian sống.
Ban công là gì?
Ban công là phần mặt bằng được xây dựng từ tầng hai trở lên, nhô ra ngoài tường nhà, công trình, có lan can, cửa dẫn ra các phòng. Tùy theo thiết kế và nhu cầu sử dụng mà ban công có thể có hoặc không có mái che.
Phân biệt ban công và lô gia
Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa ban công với lô gia. Cả hai đều là không gian mở phía ngoài, đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ và độ an toàn khi sử dụng ngôi nhà. Chúng đều được thiết kế và thi công từ những vật liệu chịu lực tốt như gỗ, thép, bê tông, v.v.
Tuy nhiên, lô gia là thiết kế lùi sâu vào trong nhà chứ không nhô ra ngoài như ban công. Lô gia chỉ có một hướng tiếp xúc với bên ngoài, các hướng khác đều bị trần và tường che nên không thể nhìn ra nhiều hướng như ban công. Ngoài ra, lô gia chỉ có ở các tòa nhà cao tầng hoặc chung cư.
Vai trò của ban công
– Ban công có thể là không gian thư giãn, ngắm cảnh, ăn sáng, đọc sách,… cho cả gia đình.
– Nếu có diện tích rộng, bạn có thể biến ban công thành nơi đón tiếp khách.
– Ban công là không gian thoáng, nhiều nắng nên thường được tận dụng để phơi đồ, cất đồ hoặc biến nơi đây thành khu vườn mini, tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà.
Lưu ý khi thiết kế ban công
– Đảm bảo an toàn: Lan can ban công nên có chiều cao từ 1,1m nhưng không quá 1,3m; Khoảng cách giữa các thanh ray không được rộng quá 10cm để đảm bảo an toàn khi có trẻ nhỏ trong nhà.
– Đảm bảo kích thước ban công tiêu chuẩn: + Không làm ban công nhô ra khi bề ngang nhỏ hơn 7m.
+ Được phép nhô ra tối đa 0,9m nếu chiều rộng từ 7 đến 11m.
+ Được phép nhô ra ngoài ban công 1,2 nếu lộ giới từ 12 – 15m.
+ Ban công xây dựng nhô ra 1,4m nếu lộ giới từ 16m trở lên.
Khi thiết kế ban công, tùy từng loại nhà như chung cư, nhà ống, nhà phố… sẽ có những kích thước ban công tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt.
– Xác định trước phong cách thiết kế ban công nhằm hài hòa với các không gian khác của ngôi nhà, tránh mất mỹ quan và đảm bảo sự thống nhất của thiết kế chung.
– Đảm bảo phù hợp với phong thủy ngôi nhà: Vấn đề này rất quan trọng trong thiết kế nhà ở.
Thiết kế và trang trí ban công đẹp
Biến ban công thành khu vườn mini đầy màu sắc
Thiết kế này phù hợp với những ai yêu thích công việc làm vườn và chăm sóc cây cối. Nếu không gian ban công rộng rãi, bạn có thể đặt những chậu cây lớn nhỏ bên dưới kết hợp với những chậu cây leo trên lan can hoặc những chậu cây nhỏ trên tường, chậu cây đặt trên kệ gỗ trang trí,….
Bạn cũng có thể biến ban công thành vườn rau mini, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.
Ban công phong cách cổ điển
Thiết kế ban công mang nét hoài cổ với những món đồ đã nhuốm màu thời gian, bạn cũng có thể thêm những món đồ hiện đại để mang lại sức sống cho không gian.
Bạn cũng có thể trang trí bằng những chậu hoa nhỏ, sử dụng đèn led, đèn chiếu sáng lung linh đặc trưng cho không gian ban công vintage.
Thiết kế ban công phong cách nhiệt đới
Thiết kế này được lấy cảm hứng từ vùng đất nhiệt đới với màu xanh của cây cỏ thiên nhiên tạo nên không gian thư giãn thoải mái cho cả gia đình. Thêm một bộ bàn ghế, ban công có thể trở thành nơi tiếp đón bạn bè, người thân.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các đồ dùng làm từ chất liệu tự nhiên như tre, mây, gỗ,… để tạo sự gần gũi với thiên nhiên.
Ban công kiểu nhật
Góc ban công nhỏ được thiết kế theo phong cách Nhật Bản với đài phun nước nhỏ, cây xanh, trang trí bằng đá cuội trắng.
Ban công phong cách hiện đại
Thiết kế ban công hiện đại, đơn giản và đẹp mắt trong căn hộ.
Đây có thể là không gian thư giãn, đọc sách thoải mái cho cả gia đình.