Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương … đã đến dự.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2021 và 7 tháng năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm . Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn báo cáo Chủ tịch nước và đoàn công tác những kết quả mà Thanh Hóa đã đạt được trong thời gian qua |
Năm 2021, Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 8,85% (đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước); Thu ngân sách nhà nước đạt 40.781 tỷ đồng, vượt 53% dự toán, tăng 29% so với năm 2020 (cao nhất từ trước đến nay). Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 137.630 tỷ đồng, bằng 98,3% KH, tăng 2,5% so với cùng kỳ, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng mạnh so với cùng kỳ …
Bảy tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển, trong đó có một số lĩnh vực phát triển mạnh. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 đạt 13,41%, đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố; Thu ngân sách nhà nước đạt 31.183 tỷ đồng, vượt 11% dự toán năm 2022, tăng 61% so với cùng kỳ. Đã thu hút được 50 dự án đầu tư trực tiếp (4 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký 10.733 tỷ đồng và 41 triệu USD…
Tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát; các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế được tổ chức linh hoạt, an toàn, thích ứng với tình hình dịch bệnh, chất lượng, hiệu quả được nâng cao; an sinh xã hội được quan tâm chăm lo, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng – an ninh được đảm bảo. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.
Công tác cải cách tư pháp đạt kết quả tích cực; trong đó tham gia hoàn thiện chính sách, luật hình sự, luật dân sự và tố tụng tư pháp; hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp; việc hoàn thiện các quy định về trợ giúp pháp lý; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp…
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao những kết quả đạt được của Thanh Hóa trong thời gian qua. |
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn cũng cho biết, với những kết quả đạt được, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề ra 10 nhóm giải pháp cần tập trung chỉ đạo, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2022, trong đó phấn đấu hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu chủ yếu như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng cuối năm đạt 11% trở lên, cả năm 2022 đạt 12,2% trở lên (kế hoạch là 11,5 %); thu ngân sách phấn đấu đạt 8.817 tỷ đồng trở lên, cả năm đạt 40.000 tỷ đồng trở lên (ước đạt 28.143 tỷ đồng trở lên); 1315 doanh nghiệp thành lập mới, cả năm thành lập mới 3.500 doanh nghiệp (kế hoạch là 3.000 doanh nghiệp).
\N
Tỉnh Thanh Hóa cũng đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch nước và các Bộ, ngành ở Trung ương giúp đỡ, hỗ trợ, giới thiệu, vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Thanh Hóa theo đúng chủ trương. định hướng Nghị quyết số 58-NQ / TW của Bộ Chính trị khóa XII đã đề ra; đề nghị Chủ tịch nước xin ý kiến Chính phủ đồng ý chủ trương để tỉnh vận động, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường băng số 2, hệ thống đường lăn và nhà ga hành khách T2 phù hợp với Quy hoạch cảng. Hàng không Thọ Xuân giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo phương thức PPP và giao UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án; cho chủ trương đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 6 dài khoảng 89 km (nối Thanh Hóa với Hòa Bình) đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; Tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Thanh Hóa là vùng đất rộng, người đông, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội. Với dân số đứng thứ 3 cả nước, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng. Chủ tịch nước cũng đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được trong thời gian qua. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở nhóm có tốc độ tăng cao nhất cả nước; thu ngân sách nhà nước đạt mức cao; Công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư đạt kết quả tích cực… Việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, Chủ tịch cũng lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa chưa thực sự vững chắc, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế của Thanh Hóa chỉ chiếm khoảng 2,5% GDP cả nước. Thu ngân sách lớn, nhưng khả năng tự chủ ngân sách còn thấp. Ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, chưa có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công, giá trị gia tăng trong nước thấp, thiếu sản phẩm đủ sức cạnh tranh quốc tế và mang dấu ấn Việt Nam. ; Du lịch phát triển còn hạn chế, tốc độ đô thị hóa chậm, thu nhập của người dân còn thấp, chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế còn chưa cao …
Chủ tịch nước yêu cầu Thanh Hóa tận dụng tốt các cơ chế đặc thù đã được Trung ương phê duyệt, phát huy lợi thế sẵn có để phát triển đột phá. |
Vì vậy, Chủ tịch nước đề nghị Thanh Hóa tập trung phát triển toàn diện kinh tế, có bước phát triển vượt bậc về an sinh xã hội, văn hóa, môi trường. Để biến Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển phía Bắc, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh tận dụng tốt các cơ chế đặc thù đã được Trung ương phê duyệt. những điều kiện thuận lợi, tận dụng những lợi thế sẵn có để phát triển đột phá.
Chủ tịch nước yêu cầu Thanh Hóa sớm hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch phát triển tỉnh trên cơ sở gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, đô thị hóa gắn với phát triển nông thôn, chuyển dịch sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động với tầm nhìn dài hạn. Xóa bỏ tư duy, tầm nhìn cục bộ, tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chủ tịch nước lưu ý Thanh Hóa cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung các nguồn lực đầu tư để hình thành trường đại học chất lượng cao, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Tỉnh cần tiết kiệm nguồn lực cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Xóa bỏ các rào cản để khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, sân bay, cảng biển. Đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
Chủ tịch nước ghi nhận, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành phối hợp hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc mà tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Trung ương tại buổi làm việc.